QUY ĐỊNH VỀ THỦ TỤC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN SANG TRUNG QUỐC HIỆN NAY

Đăng lúc 8/26/2023 2:33:25 PM

Nhận xét tình hình xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay

Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng của Việt Nam để xuất khẩu không chỉ các loại nông sản mà còn nhiều hàng hóa khác. Với số dân hơn 1,4 tỷ người và có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng, nguồn nông sản có sẵn trong nước không thể đáp ứng tốt nhu cầu của người dân. Đó là lý do hình thức nhập khẩu nông sản từ nước khác, đặc biệt là Việt Nam trở thành phương án tối ưu nhất. 

Đối với nước ta, các loại nông sản trước khi xuất khẩu đều được áp dụng phương pháp chăm sóc bằng máy móc hiện đại bậc nhất, vừa tiết kiệm thời gian, vừa đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Việc xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc ổn định sẽ thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh đồng thời kéo theo sự phát triển về lĩnh vực du lịch và thương mại.

Hiện nay, nước ta tuân thủ theo quy định của Trung Quốc khi chỉ được phép xuất khẩu 9 loại trái cây gồm xoài, thanh long, dưa hấu, vải, nhã, chuối, chôm chôm, mít và măng cụt. Cho đến gần 2 năm trở lại đây, sau 4 năm thương lượng, sầu riêng Việt Nam mới chính thức gia nhập danh sách hàng nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc.

Có thể thấy, nước ta áp dụng tốt quy định về thủ tục xuất khẩu nông sản sang thị trường Trung Quốc hiện nay góp phần giúp những người nông dân chú trọng hơn đến các hình thức đầu tư và chất lượng nông sản. Từ đó hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có, cam kết mang lại thu nhập ổn định, cải thiện chất lượng nông sản lẫn cuộc sống người dân.

Các hình thức xuất khẩu sang Trung Quốc phổ biến nhất

Xuất khẩu nông sản chính ngạch

Để được phép xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc, Việt Nam phải tuân thủ các quy định, thủ tục khắt khe và khó tính của thị trường tỷ dân. Một trong số các hình thức chính được nhiều thương lái ưa chuộng và được Trung Quốc cho phép chính là xuất khẩu chính ngạch. Theo đó, những mặt hàng nông sản yêu cầu phải đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về chất lượng, nguồn gốc, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, an toàn vệ sinh thực phẩm cùng nhiều quy định khác của cơ quan chức năng.

Hình thức xuất khẩu chính ngạch sở hữu ưu điểm là tính minh bạch, rõ ràng nhờ các hợp đồng mua bán đầy đủ. Do đó mà người mua và người bán có sự liên kết, ràng buộc dựa trên quy định hợp đồng và luật pháp quốc tế. Xuất khẩu chính ngạch sẽ ổn định hơn đối với những người mới gia nhập thị trường xuất khẩu vì độ an toàn cao. 

Xuất khẩu nông sản tiểu ngạch

So với xuất khẩu chính ngạch, hình thức tiểu ngạch ít được ưa chuộng hơn mặc dù thủ tục đơn giản đơn giản và phí vận chuyển rẻ hơn nhiều. Đây là hình thức trao đổi hàng hóa nông sản giữa cư dân 2 biên giới và thường không cần phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt, khắt khe.

Khi xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang Trung Quốc, người dân chỉ việc đi qua lối mở mà 2 nước đã thống nhất nên khâu thanh toán cực kỳ linh hoạt và dễ dàng. Tuy nhiên, chính những ưu điểm trên dẫn đến tính ổn định không cao và thương lái dễ bị ép giá. Thực trạng ngày nay nhiều dân buôn xuất khẩu nông sản tiểu ngạch sang Trung Quốc còn đối mặt với trường hợp ứ đọng hàng hóa khiến họ lao đao vì sợ lỗ vốn hoặc tốn thêm chi phí.

Quy định về thủ tục xuất khẩu sang Trung Quốc hiện nay 

Chính sách pháp lý áp dụng đối với nông sản xuất khẩu

Một số chính sách pháp lý áp dụng với nông sản xuất khẩu như sau:

  • Theo thông tư số 11/2021/TT – BNNPTNT được thay thế bởi Thông tư số 15/2018/TT – BNNPTNT vào ngày 29/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành bảng mã HS Code áp dụng đối với danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thực hiện theo Điều 1 tại Thông tư số 30/2014/TT – BNNPTNT của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với mặt hàng rau, củ quả thuộc Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật. 

Quy định về bộ chứng từ khi xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Nông sản Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc phải tuân thủ các quy định về bộ chứng từ bao gồm những giấy tờ, thủ tục như sau:

  • Quy định hợp đồng thương mại
  • Quy định trong hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa 
  • Vận đơn 
  • Tờ khai Hải quan
  • Chứng từ bảo hiểm 
  • Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O Form E)
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch

Quy định về thủ tục xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc hiện nay

Người kinh doanh cần nắm vững 3 bước cơ bản trong quy định thủ tục xuất khẩu nông sản bao gồm: 

Bước 1: Kiểm tra chất lượng sản phẩm nông sản

Không phải loại nông sản nào cũng được phép xuất khẩu sang Trung Quốc nên bước đầu tiên trong thủ tục chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Dân buôn cần phải xem xét kỹ lưỡng ở hai phía để kiểm nghiệm sản phẩm nông sản, cụ thể là bên nhập hàng vào và bên cung cấp các loại nông sản.

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu và khâu kiểm định

Dân buôn cần tuân thủ theo quy định về thủ tục xuất khẩu và kiểm định chất lượng nông sản trước khi xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc, bao gồm:

  • Đăng ký tài khoản để quá trình kiểm dịch thực vật diễn ra suôn sẻ.
  • Nông sản có khả năng phản được chiếu xạ thực phẩm.
  • Nông sản phải được thu hoạch từ các vùng đạt tiêu chuẩn hàng đầu.
  • Nông sản phải được đóng gói một cách cẩn thận và an toàn trong suốt quá trình vận chuyển xuất khẩu.
  • Nông sản phải được kiểm tra chất lượng, hàng lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Bước 3: Chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết

Thương lái cần chuẩn bị sẵn một số loại giấy tờ cần thiết để quy trình xuất khẩu.

  • Hóa đơn hàng hóa nông sản.
  • Danh sách các loại hàng hóa được xuất khẩu sang Trung Quốc.
  • Giấy xác nhận về kiểm dịch thực phẩm nông sản đạt tiêu chuẩn.
  • Giấy xác nhận được phép xuất khẩu.